Hăm là một hiện tượng của viêm da, thường gặp ở trẻ em trong quá trình mặc tã do da bé rất mỏng và nhạy cảm. Trẻ bị hăm có nên đóng bỉm hẳn là thắc thắc của nhiều mẹ khi bé bị hăm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi trên cho mẹ và gợi ý cách mặc bỉm đúng khi trẻ bị hăm.
Tại sao trẻ bị hăm khi đóng bỉm?
Nhiều khi, việc trẻ bị hăm có thể xuất phát do cách mặc bỉm sai nhưng nguồn cơn cũng có thể do một số yếu tố liên quan đến chế độ chăm sóc của bố mẹ đặt ra cho con chưa khoa học:
- Đóng bỉm 24/24 cho bé: Nhiều bố mẹ thấy việc đóng bỉm vừa sạch sẽ vừa tiện lợi vì thế cứ đóng bỉm cho bé cả ngày. Tuy nhiên, việc phải mặc bỉm liên tục cả ngày sẽ khiến da bé vừa khó chịu, hầm bí dễ dẫn đến bị hăm, mẩn đỏ.
- Cho bé mặc bỉm quá 8 tiếng: Nhiều lúc mẹ bận rộn quá nên quên không thay bỉm cho con sau 3-4 tiếng, hoặc một số trường hợp mẹ tiết kiệm nên muốn rốn cho bé mặc thêm vài tiếng nữa. Những điều này đều khiến cho da bé bị bí và ẩm ướt.
- Sử dụng bỉm kém chất lượng: Bỉm không đạt chất lượng có thể chứa nhiều vi khuẩn, chất hóa học độc hại, khiến các bé có làn da nhạy cảm dễ bị kích ứng, nổi mẩn và bị hăm.
- Chọn sai kích thước bỉm: Bỉm quá chật khiến da bé liên tục bị cọ xát vào bề mặt bỉm, kết hợp với độ ẩm của vùng da đóng bỉm làm tăng nguy cơ bé bị hăm da.
- Kích ứng với các chất có trong bột, nước giặt: Làn da nhạy cảm của bé có thể bị kích ứng với một số chất lưu hương, tạo mùi,… trong bột giặt, nước giặt gây hăm da.
- Sử dụng phấn rôm, tinh dầu thơm sai cách: Việc lạm dụng phấn rôm, tinh dầu thơm ở vùng da đóng bỉm của bé rất dễ gây ra tác dụng ngược. Bản chất của phấn rôm cũng là dạng hạt mịn, da bé tiếp xúc và cọ xát quá nhiều cũng sẽ bị tổn thương.
- Trẻ có làn da nhạy cảm: Mẹ có biết, nếu bé mắc các bệnh về da như chàm hoặc viêm da dị ứng sẽ dễ bị hăm khi đóng bỉm hơn các trẻ khác. Vì thế, trong trường hợp bé bị mắc các bệnh trên cần hết sức lưu ý và chăm sóc cẩn thận để bé không bị hăm tã.
- Trẻ đang sử dụng kháng sinh: Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại nhưng đồng thời cũng khiến vi khuẩn có lợi chết đi. Lúc này, khả năng kìm hãm nấm men của bé bị yếu đi, do đó nguy cơ bị hăm tã tăng cao do nhiễm nấm.
Trẻ bị hăm có nên đóng bỉm không?
Khi trẻ bị hăm, mẹ vẫn có thể đóng bỉm nhưng cần cân nhắc về tần suất và thời điểm sử dụng. Nhìn chung, mẹ không nên đóng bỉm 24/24 khi bé bị hăm.
Với bé hăm nhẹ
Khi bị hăm tã nhẹ, phần da đóng bỉm như hai bên bẹn, mông của trẻ sẽ ửng hồng và có thể xuất hiện các mụn nhỏ li ti.
Lúc này, mẹ có thể đóng bỉm cho bé cả ngày lẫn đêm nhưng chú ý cần vệ sinh đúng cách và giờ giấc thay bỉm cho trẻ, cứ 3-4 tiếng thay 1 lần.
Mẹ có thể cân nhắc sử dụng các loại nước lá thảo dược để vệ sinh vùng da đóng bỉm cho bé, sau đó dùng khăn thấm khô hoặc để khô tự nhiên trước khi đóng bỉm.
Với bé hăm nặng
Khi bị hăm nặng, da của bé bắt đầu có dấu hiệu bị tổn thương. Các vết hăm sưng đỏ, sần sùi, xuất hiện mụn nước hoặc mụn mủ do nhiễm khuẩn, viêm da. Nghiêm trọng hơn, vết hăm có thể lan ra toàn bộ phần da đóng bỉm, da bé sưng, phù nề và có mủ.
Ở khoảng thời gian này, mẹ chỉ nên đóng bỉm vào ban đêm để bé ngủ sâu giấc. Cứ cách 3-4 tiếng, mẹ dậy thay bỉm 1 lần cho con hoặc nếu con quấy khóc thì kiểm tra bỉm để thay nếu chất thải đã đầy. Mỗi sáng bé thức dậy, mẹ tháo bỉm và nhẹ nhàng vệ sinh phần dưới của bé sạch sẽ.
Ban ngày mẹ hãy cho bé sử dụng miếng lót và thả rông để vết thương do hăm được thông thoáng.
Điều cần chú ý để hạn chế trẻ bị hăm khi đóng bỉm
Chọn bỉm cho bé
Mẹ nên lưu ý một số đặc điểm khi chọn bỉm cho bé để hạn chế hiện tượng hăm da
- Khả năng thấm hút nhanh và tốt, bề mặt thoáng khí: Điều này sẽ giảm tối đa thời gian da bé tiếp xúc với chất thải, duy trì sự khô thoáng và hạn chế tình trạng ẩm ướt, hầm bí.
- Chọn chất liệu bỉm êm nhẹ, mềm mại, an toàn như vải không dệt, sợi bông tự nhiên đã tiệt trùng,… để nhẹ nhàng nâng niu làn da nhạy cảm của bé, cho bé cảm giác thoải mái, ngăn ngừa hiện tượng hăm da.
- Chọn bỉm vừa vặn, quá không bó chặt lấy cơ thể bé. Bỉm chật cũng có thể là nguyên nhân gây hăm ở trẻ. Do đó, mẹ hãy căn cứ vào bảng size để chọn ra loại sản phẩm thích hợp với cân nặng, số đo bụng đùi của con.
Chăm sóc trẻ bị hăm như thế nào?
Khi bé bị hăm, mẹ cần hết sức lưu ý trong quá trình chăm sóc và vệ sinh cho bé để con nhanh chóng khỏi bệnh:
- Mẹ có thể sử dụng nước chè xanh hoặc bôi kem với tác dụng sát khuẩn để nhẹ nhàng vệ sinh vùng da bị hăm cho bé.
- Mẹ nên vệ sinh cho trẻ bằng khăn hoặc vải mềm đã giặt qua nước ấm để làm sạch vi khuẩn một cách nhẹ nhàng:
- Đối với bé gái, mẹ hãy làm sạch mọi nếp gấp da, kể cả mép bẹn. Hạn chế chà xát mà hãy chấm nhẹ để vệ sinh vùng da bị thương của con.
- Đối với bé trai, mẹ rửa/lau sạch bộ phận sinh dục và vùng da xung quanh. Mẹ hãy thực hiện việc này thật nhẹ nhàng, không quá mạnh, tránh vén bao quy đầu khi bé chưa được 4 tháng tuổi.
- Không sử dụng các loại khăn giấy ướt một lần để vệ sinh cho con. Bởi vì, các sản phẩm này thường chứa cồn, không tốt cho da bé. Trong giai đoạn đặc biệt nhạy cảm như bé bị hăm tã thì những sản phẩm này có thể khiến tình trạng tổn thương của bé nặng hơn.
- Trước khi đóng tã/bỉm mới, mẹ hãy thoa kem chống hăm cho bé để bảo vệ vùng da tổn thương khỏi sự cọ xát và hỗ trợ tái tạo vùng da bị lở loét do hăm.