Thông thường, rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng trong vòng 8 – 12 ngày. Đây là khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm vì nếu không vệ sinh đúng cách, vùng rốn rất dễ bị nhiễm trùng. Đối với các phụ huynh lần đầu “lên chức” thì việc mặc bỉm tã gây ra rất nhiều khó khăn. Bài viết dưới đây, sẽ hướng dẫn các mẹ cách đóng bỉm và vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn.
Các bước đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
Bước 1: Đảm bảo vệ sinh
Các mẹ cần vệ sinh tay cũng như các sản phẩm chuyên dụng sạch sẽ và lau cho khô ráo. Đảm bảo tiệt trùng trong quá trình mặc bỉm cho bé yêu
Bước 2: Chuẩn bị
Mẹ nên chuẩn bị đồ trước các vật dụng cần thiết cho việc thay bỉm cho bé như: Chậu nước ấm, giấy lau ướt, giấy lau khô, tấm lót, kem chống hăm để việc đóng bỉm cho bé được nhanh chóng và thuận tiện.
Bước 3: Vệ sinh cho bé yêu
Sau khi cởi đồ cho con, các mẹ dùng giấy thấm nước ấm và lau xung quanh vùng kín của trẻ. Sau đó dùng giấy sạch phủ lên vùng kín tránh tình trạng bé tè, nước tiểu của trẻ có thể vương lên vùng rốn chưa rụng và gây nhiễm trùng, trong thời gian đó, mẹ dùng miếng giấy ướt khác lau xung quanh hậu môn và các nếp gấp da. Tuyệt đối không lau từ sau ra trước tránh tình trạng đưa vi khuẩn từ hậu môn vào cơ quan sinh dục của bé. Sau đó, lau lại toàn bộ với nước sạch. Cuối cùng, mẹ lau khô lại và bôi kem chống hăm cho con.
Bước 4: Các đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn.
Sau khi bôi kem chống hăm cho con, cha mẹ để bé được khô ráo sau đó nhẹ nhàng mặc bỉm cho bé. Tốt nhất nên kéo rộng phần eo bỉm và phần co giãn của bỉm ở đùi bé, tránh để lại các vết hằn trên da con.
Mặc bỉm cho con xong thì cha mẹ hay bẻ gập phần eo phía trước của miếng bỉm, tuyệt đối không kéo bỉm lên cao cọ sát với phần rốn chưa rụng của bé. Hãy nhớ rằng, cần giữ rốn con được sạch sẽ và khô thoáng để rốn con nhanh rụng.
Trong suốt quá trình thay bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, cha mẹ cần hết sức thận trọng, tuyệt đối không để nước nhất là nước tiểu hay phân của bé dính vào phần rốn, tránh gây nhiễm trùng rốn. Nguy hiểm hơn, khi rốn trẻ bị nhiễm trùng, các vi khuẩn tại vùng này sẽ nhanh chóng lan rộng và xâm nhập vào máu, gây ra nhiễm trùng máu đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
Ngoài ra, để con không quấy khóc khi đóng bỉm, cha mẹ nên nói chuyện cùng con, vỗ về con và thời gian thay bỉm lý tưởng là từ 30 – 40 giây mỗi lần thay.
Một số lưu ý khi đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
Thời gian thay bỉm
Thông thường, với cả trẻ sơ sinh chưa rụng rốn cha mẹ nên đều đặn thay bỉm cho con 2 tiếng/1 lần và thay ngay lập tức khi trẻ đại tiện.
Nếu thay bỉm cho con vào mùa đông, cha mẹ nên bật thêm quạt sưởi để đảm bảo con luôn được ấm áp.
Nên chọn bỉm phù hợp để con yêu được dễ chịu nhất.
Nên lựa chọn size bỉm phù hợp với con, không nên dùng bỉm quá dày và chật sẽ khiến con khó chịu. Tốt nhất, mẹ nên mua loại bỉm vừa mềm vừa mỏng, vừa dùng được cả ban ngày nhưng vẫn đủ thấm hút để dùng được cả ban đêm cho bé.
Ngoài việc chú ý đến bỉm, mẹ cũng cần lựa chọn quần áo cho trẻ là những bộ đồ thoáng mát, rộng rãi, không nên cho bé chưa rụng rốn mặc bodysuit để tránh quần áo cọ vào rốn bé.
Mẹ nên thường xuyên vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh, không nên băng rốn mà nên để rốn trẻ được khô thoáng.
Thường xuyên theo dõi rốn bé để có thể sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường (nếu có) như: Rốn chảy dịch vàng, rốn có mùi hôi thối,… Lúc này, mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám kịp thời.
Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn không quá phức tạp, chỉ cần mẹ nắm vững các nguyên tắc trên là được. Ngoài ra, cha mẹ cần vệ sinh rốn cho con ít nhất mỗi ngày 1 lần và thời điểm tốt nhất là sau khi con tắm. Mong rằng những chia sẻ trên đây hữu ích với cha mẹ.
Vì con yêu luôn xứng đáng với những điều tuyệt vời nhất, nên cha mẹ hãy học hỏi thêm nhiều kiến thức về việc nuôi con để hành trình nuôi con được nhàn tênh và khoa học
Thông thường, rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng trong vòng 8 – 12 ngày. Đây là khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm vì nếu không vệ sinh đúng cách, vùng rốn rất dễ bị nhiễm trùng. Đối với các phụ huynh lần đầu “lên chức” thì việc mặc bỉm tã gây ra rất nhiều khó khăn. Bài viết dưới đây, sẽ hướng dẫn các mẹ cách đóng bỉm và vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn.
Các bước đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
Bước 1: Đảm bảo vệ sinh
Các mẹ cần vệ sinh tay cũng như các sản phẩm chuyên dụng sạch sẽ và lau cho khô ráo. Đảm bảo tiệt trùng trong quá trình mặc bỉm cho bé yêu
Bước 2: Chuẩn bị
Mẹ nên chuẩn bị đồ trước các vật dụng cần thiết cho việc thay bỉm cho bé như: Chậu nước ấm, giấy lau ướt, giấy lau khô, tấm lót, kem chống hăm để việc đóng bỉm cho bé được nhanh chóng và thuận tiện.
Bước 3: Vệ sinh cho bé yêu
Sau khi cởi đồ cho con, các mẹ dùng giấy thấm nước ấm và lau xung quanh vùng kín của trẻ. Sau đó dùng giấy sạch phủ lên vùng kín tránh tình trạng bé tè, nước tiểu của trẻ có thể vương lên vùng rốn chưa rụng và gây nhiễm trùng, trong thời gian đó, mẹ dùng miếng giấy ướt khác lau xung quanh hậu môn và các nếp gấp da. Tuyệt đối không lau từ sau ra trước tránh tình trạng đưa vi khuẩn từ hậu môn vào cơ quan sinh dục của bé. Sau đó, lau lại toàn bộ với nước sạch. Cuối cùng, mẹ lau khô lại và bôi kem chống hăm cho con.
Bước 4: Các đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn.
Sau khi bôi kem chống hăm cho con, cha mẹ để bé được khô ráo sau đó nhẹ nhàng mặc bỉm cho bé. Tốt nhất nên kéo rộng phần eo bỉm và phần co giãn của bỉm ở đùi bé, tránh để lại các vết hằn trên da con.
Mặc bỉm cho con xong thì cha mẹ hay bẻ gập phần eo phía trước của miếng bỉm, tuyệt đối không kéo bỉm lên cao cọ sát với phần rốn chưa rụng của bé. Hãy nhớ rằng, cần giữ rốn con được sạch sẽ và khô thoáng để rốn con nhanh rụng.
Trong suốt quá trình thay bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, cha mẹ cần hết sức thận trọng, tuyệt đối không để nước nhất là nước tiểu hay phân của bé dính vào phần rốn, tránh gây nhiễm trùng rốn. Nguy hiểm hơn, khi rốn trẻ bị nhiễm trùng, các vi khuẩn tại vùng này sẽ nhanh chóng lan rộng và xâm nhập vào máu, gây ra nhiễm trùng máu đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
Ngoài ra, để con không quấy khóc khi đóng bỉm, cha mẹ nên nói chuyện cùng con, vỗ về con và thời gian thay bỉm lý tưởng là từ 30 – 40 giây mỗi lần thay.
Một số lưu ý khi đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
Thời gian thay bỉm
Thông thường, với cả trẻ sơ sinh chưa rụng rốn cha mẹ nên đều đặn thay bỉm cho con 2 tiếng/1 lần và thay ngay lập tức khi trẻ đại tiện.
Nếu thay bỉm cho con vào mùa đông, cha mẹ nên bật thêm quạt sưởi để đảm bảo con luôn được ấm áp.
Nên chọn bỉm phù hợp để con yêu được dễ chịu nhất.
Nên lựa chọn size bỉm phù hợp với con, không nên dùng bỉm quá dày và chật sẽ khiến con khó chịu. Tốt nhất, mẹ nên mua loại bỉm vừa mềm vừa mỏng, vừa dùng được cả ban ngày nhưng vẫn đủ thấm hút để dùng được cả ban đêm cho bé.
Ngoài việc chú ý đến bỉm, mẹ cũng cần lựa chọn quần áo cho trẻ là những bộ đồ thoáng mát, rộng rãi, không nên cho bé chưa rụng rốn mặc bodysuit để tránh quần áo cọ vào rốn bé.
Mẹ nên thường xuyên vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh, không nên băng rốn mà nên để rốn trẻ được khô thoáng.
Thường xuyên theo dõi rốn bé để có thể sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường (nếu có) như: Rốn chảy dịch vàng, rốn có mùi hôi thối,… Lúc này, mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám kịp thời.
Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn không quá phức tạp, chỉ cần mẹ nắm vững các nguyên tắc trên là được. Ngoài ra, cha mẹ cần vệ sinh rốn cho con ít nhất mỗi ngày 1 lần và thời điểm tốt nhất là sau khi con tắm. Mong rằng những chia sẻ trên đây hữu ích với cha mẹ.
Vì con yêu luôn xứng đáng với những điều tuyệt vời nhất, nên cha mẹ hãy học hỏi thêm nhiều kiến thức về việc nuôi con để hành trình nuôi con được nhàn tênh và khoa học