Ngày nay, bỉm dùng một lần là phương án được lựa chọn phổ biến nhất tuy nhiên chúng có thực sự an toàn cho trẻ và khi nào thì không nên đóng bỉm cho trẻ. Hãy cùng bài viết dưới đây đi tìm câu trả lời.
Đây là một câu hỏi mà bà mẹ nào cũng muốn biết. Bỉm được cho là an toàn với trẻ, thậm chí với những đứa trẻ sơ sinh chưa đầy một ngày tuổi. Trên thực tế, một số loại bỉm được sản xuất đặc biệt cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, việc đóng bỉm cho trẻ cả ngày không được khuyến nghị. Nhiều trường hợp đóng bỉm cho trẻ cả ngày nhưng vệ sinh không tốt khiến trẻ đứng trước nguy cơ viêm da, tái phát nhiều lần hoặc không đáp ứng với điều trị. Vậy nên các chuyên gia đã chỉ ra rằng không nên mang bỉm 24/24.
Bé yêu không nên đóng bỉm khi nào?
Dù ở độ tuổi nào con cũng có thể sử dụng bỉm. Tuy nhiên việc chọn một loại bỉm phù hợp và thời gian sử dụng bỉm là điều mẹ đáng lưu tâm cho con. Sau đây là một vài trường hợp mẹ không được khuyến khích sử dụng bỉm cho con khi không thực sự cần thiết:
Thời tiết nắng nóng mùa hè
Nên giảm thời gian đóng bỉm mùa hè cho bé và thay bỉm thường xuyên vì khi trời nóng, cơ thể sẽ tự kích hoạt cơ chế tiết nhiều mồ hôi để làm mát cơ thể, đồng thời làm sạch lỗ chân lông để tránh bít tắc, viêm nhiễm. Tuy nhiên, bỉm đóng lâu không thay kết hợp với môi trường ẩm, nhiều mồ hôi là điều kiện rất thích hợp cho vi khuẩn phát triển theo cấp số nhân đó mẹ.
Để con thoải mái hơn trong thời gian mặc bỉm, mẹ cần đặc biệt lưu ý khi chọn bỉm cho bé. Mẹ nên tìm những loại bỉm có khả năng thoáng khí tốt, thấm hút, chống tràn và trào ngược để hạn chế con tiếp xúc với chất thải, môi trường thông thoáng giúp hạn chế môi trường để các vi khuẩn vi rút sinh sôi gây ra tình trạng hăm đỏ. Sản phẩm Suitsky là loại bỉm nội địa Trung rất đáng để mẹ sử dụng cho con khi hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu đó. Sau khi cởi bỉm, mẹ nhớ cho bé ở trần trong khoảng 10 – 15 phút để giúp da con có thời gian “hít thở”. Thậm chí nếu mẹ không bận, mẹ không mặc bỉm cho con vào ban ngày cũng được nhé.
Khi con bị hăm tã
Nên giảm thời gian mặc bỉm nếu con xuất hiện các vết hăm bởi khi đó da của bé sẽ nhạy cảm hơn bình thường, tăng khả năng kích ứng khi bị cọ sát. Tuy nhiên, nguyên nhân của hăm tã có thể là do con bị sốt, mọc răng, cảm,… Vì vậy, mẹ nên theo dõi tình hình sức khỏe của con để “ra tay” kịp thời, đồng thời chỉ đóng bỉm buổi đêm để con được thoải mái hơn trong những ngày khó chịu này nhé.
Khi trẻ chưa rụng rốn
Nhiều mẹ băn khoăn liệu con chưa rụng rốn có thể đóng bỉm được không? Thực tế rằng những bé chưa rụng rốn cần có chế độ chăm sóc và vệ sinh đặc biệt, thế nhưng mẹ đừng quá lo lắng, mặc bỉm cho bé chưa rụng rốn không khác biệt nhiều so với bé đã rụng rốn. Mẹ chỉ cần chú ý khi mặc để phần cạp của bỉm thấp hơn rốn con như gập phần lưng xuống để tránh đụng vào vị trí nhạy cảm.. Sản phẩm bỉm Suitsky là một gợi ý hay ho mà mẹ nên lựa chọn bởi sản phẩm đai chun mềm mại, thoáng mát với khả năng kháng khuẩn vượt trội, dễ dàng gập xuống.
Một số lưu ý để bảo vệ bé khi đóng bỉm cho con
- Quan sát làn da của con bạn khi thay bỉm để kiểm tra xem có phát ban hay không. Một số em nhỏ có làn da nhạy cảm hơn những em khác.
- Loại bỉm có khả năng thấm nhiều chất lỏng tới 1300ml như Suitsky, tốt nhất mẹ nên sử dụng vào ban đêm cho bé, hoặc trong các hoàn cảnh mẹ không tiện thay bỉm thường xuyên.
- Điều quan trọng là cần thay bỉm sau mỗi 3 – 4 giờ. Đóng bỉm cho trẻ lâu hơn khoảng thời gian này có thể làm tăng nguy cơ gây nhiễm trùng hoặc phát ban trên da.
- Khi bé đi ngoài phân sống, lúc đó cần phải thay bỉm ngay để giữ vệ sinh.
- Ghi nhớ mang theo bỉm cho những chuyến du lịch hoặc đi chơi sẽ giúp việc chăm sóc trẻ dễ dàng hơn.
Khi nào trẻ có thể ngừng đóng bỉm?
Việc chuyển tiếp từ đóng bỉm sang sử dụng nhà vệ sinh là một cột mốc lớn của trẻ. Nhiều người cũng có quan điểm rằng bỉm đóng vai trò làm chậm việc tập ngồi bô, vì trẻ em đã có thói quen mặc bỉm. Hầu hết trẻ em sẽ hoàn thành khóa huấn luyện đi vệ sinh và sẵn sàng ngừng sử dụng tã từ 18 đến 30 tháng tuổi, nhưng đây chắc chắn không phải là mốc thời gian áp dụng cho toàn bộ trẻ. Một số trẻ vẫn chưa hết mang bỉm cho đến khi được 4 tuổi.
Sự sẵn sàng trong các giai đoạn phát triển của một đứa trẻ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định thời điểm mà chúng có thể ngừng sử dụng bỉm. Mỗi đứa trẻ phát triển theo tốc độ riêng của chúng, độ tuổi mà một đứa trẻ ngừng sử dụng tã thực sự có thể khác nhau khá nhiều. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc tập ngồi bô quá sớm hoặc quá muộn trong cuộc đời của một đứa trẻ có thể dẫn đến sự chậm phát triển.
Mặc dù các nghiên cứu cho thấy rằng phần lớn trẻ em đã sẵn sàng về mặt thể chất và tinh thần để bắt đầu tập đi vệ sinh vào khoảng thời gian từ 18 đến 24 tháng tuổi, nhưng tuổi tác không phải là yếu tố duy nhất cần xem xét khi quyết định thời điểm thích hợp để bỏ bỉm hay không.
Để biết đã đến lúc ngừng sử dụng tã và cho trẻ bắt đầu tập đi vệ sinh hay chưa, hãy tìm các dấu hiệu gợi ý trẻ đã sẵn sàng bao gồm:
- Khả năng hiểu và làm theo các hướng dẫn đơn giản của người lớn.
- Giữ mọi thứ khô ráo trong ít nhất hai giờ một lần.
- Thể hiện sự quan tâm đến việc sử dụng bô
- Khả năng ngồi trên ghế
- Biết yêu cầu thay tã bẩn
- Thể hiện sở thích quan tâm mặc đồ lót.
Chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ là một quá trình dài, vì thế cha mẹ hãy là người bạn đồng hành giúp trẻ phát huy tốt khả năng về thể chất cũng như tinh thần của mình. Suitsky hân hạnh là sản phẩm bỉm/tã đồng hành cùng hàng triệu phụ huynh mỗi năm trong hành trình nuôi con vất vả mà hạnh phúc này.