Sức đề kháng của trẻ nhỏ khá yếu nên hay mắc các bệnh về hô hấp. Chủ yếu trong số đó là sổ mũi, sụt sịt xuất hiện khá nhiều, với tần suất khoảng 8 lần trở lên trong năm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị sụt sịt. Vậy làm thế nào để biết trẻ bị sụt sịt do đâu trong mỗi lần và bố mẹ nên làm gì khi con bị sổ mũi, sụt sịt? Cùng Suitsky theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!
CON BỊ SỔ MŨI, SỤT SỊT LÀ BIỂU HIỆN CỦA TRIỆU CHỨNG GÌ?
Sổ mũi, sụt sịt là biểu hiện của nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, nguyên nhân thường gặp nhất là do cảm lạnh. Trẻ thường bị cảm lạnh là do phế tạng chưa hoàn thiện, khi thời tiết thay đổi đột ngột trẻ bị ra nhiều mồ hôi dẫn đến cảm lạnh. Trong những ngày đầu bị cảm, trẻ sẽ gặp các triệu chứng như sổ mũi, sụt sịt,… Sau đó trẻ có thể bị ho dẫn đến cơ thể yếu đi, trẻ quấy khóc, mất ngủ.
TẠI SAO CON BỊ SỔ MŨI, SỤT SỊT?
Trong hốc mũi có 1 lớp niêm mạc với lớp nhầy bao phủ lên đó. Lớp nhầy này có khả năng giữ lại vi khuẩn, bụi bẩn giúp bảo vệ xoang mũi. Khi thời tiết thay đổi, tác động đến lớp biểu niêm mạc mũi làm cho tuyến chế tiết tại lớp biểu mô sản sinh ra nhiều dịch dẫn đến tình trạng chảy nước mũi, sụt sịt.
Dịch nhầy nhiều làm giảm lượng không khí lưu thông trong mũi khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Tình trạng này có thể tự hết nhưng đôi khi lại tiếp tục diễn biến nặng hơn như viêm xoang, viêm họng, viêm thanh khí phế quản.
Niêm mạc mũi là nơi chứa khá nhiều vi khuẩn, vi rút nếu gặp điều kiện tốt hoặc thời tiết lạnh vi khuẩn sẽ sinh sôi mạnh mẽ khiến trẻ bị viêm mũi, viêm họng. Khi trẻ bị cảm lạnh bố mẹ sẽ thấy các biểu hiện nhẹ như sổ mũi hắt hơi. Nếu không được chữa trị đúng cách trẻ sẽ chuyển sang triệu chứng ho nhiều, mệt mỏi, khó chịu, thậm chí là viêm phổi, viêm phế quản,… khiến việc chữa trị gặp khó khăn sau này.
MẸO GIÚP CON BỚT BỊ SỔ MŨI, SỤT SỊT?
Sổ mũi, sụt sịt là tình trạng thường gặp ở trẻ, vì vậy mẹ cũng nên trang bị cho mình các kiếm thức và mẹo cần thiết để cải thiện tình trạng cho bé, đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian.
Mẹ có thể tham khảo một số mẹo để giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hết bị sụt sịt ngay tại nhà như:
Nâng cao đầu giường của trẻ: Mẹ có thể đặt một chiếc gối bên dưới đầu nệm hoặc kê sách, bảng dưới chân ở đầu giường để đầu giường cao hơn.
Trẻ lớn hơn có thể uống thêm thuốc nhưng phải dưới sự kê đơn của bác sĩ.
Mẹ cũng có thể thử dùng máy phun sương, nhưng tránh để quá nhiều hơi ẩm trong phòng và chú ý vệ sinh máy xông hơi mỗi ngày bằng thuốc tẩy hoặc sản phẩm tẩy rửa khử trùng.
Mẹ có thể xông hơi cho bé bằng vòi hoa sen trong phòng tắm trước khi đi ngủ để loại bỏ vi khuẩn, vi rút gây bệnh trên cơ thể bé.
Ống hút mũi sẽ giúp giảm lượng dịch nhầy trong mũi bé tạm thời.
Ngoài ra, rửa mũi có thể giúp loại bỏ chất nhầy trong mũi của trẻ. Mẹ có thể mua bình xịt nước muối sinh lý ở hiệu thuốc. Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé từ 3 đến 4 lần mỗi ngày.
MẸ NÊN LÀM GÌ KHI CON BỊ SỔ MŨI SỤT SỊT
Trị bệnh phải trị tận gốc, để hiểu rõ chính xác con bị sao, mẹ có thể dự đoán tình trạng của trẻ dựa vào màu sắc, tần suất và các triệu chứng kèm theo.
Mẹ có thể kiểm tra màu sắc. Chất nhầy trong là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bé đang thực hiện công việc quan trọng là bẫy và loại bỏ các phần tử lạ. Dịch tiết ra trong có thể cho thấy bé đã mắc bệnh cảm lạnh thông thường. Cảm lạnh là một bệnh nhiễm vi-rút thường sẽ khỏi sau khoảng một tuần. Vì cảm lạnh không phải là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, nên các triệu chứng của cảm lạnh thông thường nói chung sẽ tự hết.
Nếu dịch tiết ra có màu vàng hoặc xanh lá cây, bé có thể đang bị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm xoang hoặc cúm. Nếu chất nhầy đặc và có màu đục hoặc đổi màu, lỗ mũi của bé bị tắc nghẽn, thì mẹ nên đến gặp bác sĩ nhi khoa.
Quan sát tần số để biết tình trạng của con. Thỉnh thoảng sẽ có một ít dịch chảy ra từ mũi. Tuy nhiên, nếu bé phải xì mũi nhiều lần trong giờ hoặc nghẹt mũi đến mức không thể tham gia các hoạt động thì có nghĩa là nước mũi không thoát ra ngoài đúng cách. Thoát nước mũi không đúng cách có thể gây tích tụ vi khuẩn và dẫn đến nhiễm trùng.
Nhìn chung, đây là một tình trạng thường thấy ở trẻ nhỏ, do đó khi trẻ xuất hiện những triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, sụt sịt, mẹ đừng quá lo lắng mà nên theo dõi trong khoảng 3-6 ngày. Nếu trong khoảng thời gian này bé không đỡ, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được theo dõi và có sự tác động kịp thời.
Với những chia sẻ dưới đây, Suitsky hy vọng rằng mẹ sẽ trang bị được cho mình những kiến thức hữu ích để biết bản thân nên làm gì khi con bị sổ mũi sụt sịt, giúp bé phát triển tốt như những đứa trẻ đồng trang lứa.