Trong năm đầu tiên sau khi ra khỏi bụng mẹ, trẻ sẽ dần khám phá và tìm hiểu về những điều xung quanh mình. Mỗi bạn nhỏ sẽ có tình trạng sức khỏe và quá trình lớn lên không hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên, nhìn chung trẻ sẽ đều trải qua những giai đoạn phát triển cơ bản trong giai đoạn này để phát triển về mặt cảm xúc và thể chất. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự phát triển của trẻ sơ sinh trong năm đầu đời.
1.1 Trẻ 1 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, thời gian ngủ của con có thể lên tới 17 tiếng một ngày, đa phần dưỡng chất sẽ từ bầu sữa mẹ. Tới gần cuối tháng đầu tiên, hầu hết các bé có thể ngẩng đầu lên trong vài giây khi nằm sấp, đây được coi là cột mốc đầu tiên trong giai đoạn phát triển về hoạt động thể chất của trẻ.
1.2 Trẻ 2 tháng tuổi
Tháng thứ 2 là tháng mà mẹ sẽ thấy cân nặng và chiều cao của trẻ có thay đổi khá rõ rệt. Bé gái có thể nặng khoảng 4.5 – 5.1kg, chiều cao dao động từ 55-57 cm, còn các bé trai có chỉ số cân nặng đạt khoảng 4.9 – 5.5kg và cao 56 – 58 cm.
Trẻ có thể hoạt động chân tay nghich ngơm và nắm các đồ vật. Về mặt nhận thức, trẻ sẽ bắt đầu để ý mọi điều xung quanh trong tâm mắt của mình để “hóng chuyện” và phát ra những âm thanh “ê a” tạo ra. và tạo ra những âm thanh “ê a”, đảo mắt nhìn theo mọi người để “hóng chuyện”.
1.3 Trẻ 3 tháng tuổi
Giai đoạn này trẻ đã có thể ngủ giấc dài hơn, thông thường từ 6-8 tiếng, ba mẹ sẽ đỡ vất vả hơn khi chỉ cần thức dậy vào thời điểm cho trẻ bú sữa. Việc não bộ và các giác quan hoàn thiện hơn giúp con nhận biết được người thân quen thông qua gương mặt và giọng nói.
1.4 Trẻ 4 tháng tuổi
Khi trẻ 4 tháng tuổi, phần thóp sau và đường khớp đã khép lại. Các chỉ số phát triển của con chuyển biến rõ ràng, cân nặng của con sẽ đạt từ 7 – 7.5 kg, chiều dài dao động trong khoảng 63.4 – 64.6cm. Giai đoạn này trẻ thường tìm hiểu mọi thứ bằng việc cho vào mồm “thử nghiệm”, vậy nên mẹ và gia đình cần chú ý tới trẻ hơn sau 3 tháng đầu tiên. Các phần xương khớp của cổ, đầu lưng trở nên cứng cáp hơn nên hoạt động lẫy của bé cũng diễn ra thường xuyên hơn.
1.5 Trẻ 5 tháng tuổi
Ở thời điểm 5 tháng tuổi, trẻ có thể ăn thêm sữa công thức phù hợp bên ngoài thay vì 100% sử dụng sữa mẹ. Lúc này, trẻ cũng có thể tự lật người từ tư thế nằm bụng mà không cần sự trợ giúp. Giai đoạn này con có khả năng ra hiệu bằng tay để thể hiện mong muốn của mình như lấy đồ vật nào đó hay đơn giản là muốn được bồng bế và ôm ấp.
1.6 Trẻ 6 tháng tuổi
Một cột mốc nữa được đánh dầu khi trẻ bắt đầu chuyển sang giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể tìm hiểu về phương pháp ăn dặm phù hợp. Trẻ cũng có thể tự lập khám phá xung quanh nhà, nghịch ngợm, chơi đùa với đồ vật, ba mẹ nên cẩn thận những đồ đạc sắc nhọn.
Để trẻ hoạt động thoải mái mà không lo tràn tã, mẹ có thể cân nhắc lựa chọn loại bỉm Suitsky, thấm nhanh chỉ trong 6 giây, đai thun bong bóng nhẹ nhàng ôm gọn cơ thể trẻ.
Thời gian này bé thường thu hút sự chú ý cũng như thể hiện ý thích của mình bằng tiếng khóc và la hét.
1.7 Trẻ 7 tháng tuổi
Không khí gia đình vào thời điểm trẻ 7 tháng tuổi sẽ rất náo nhiệt bởi những tiếng bi bô, bập bẹ tập nói của trẻ. Bé bắt đầu bắt chước âm thanh, học phát âm những tiếng đơn giản. Những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ nhú lên và khiến bé sốt nhẹ, đây cũng là lúc mà mẹ khá đau đầu vì trẻ trở nên biếng ăn hơn, chúng phân biệt yêu thích rõ ràng, sẽ từ chối ăn nếu cảm thấy không muốn.
Một sự phát triển vượt bậc trong việc quan sát của trẻ khi con có thể nhìn xa như một người bình thường thay vì chỉ nhìn thấy ở khoảng cách gần như những tháng đầu tiên. Khả năng vận động cũng quan sát của bé trong tháng này cũng thay đổi rất nhiều, con tập bám vịn để tự mình đứng dậy, chuẩn bị cho những bước đi đầu tiên.
1.9 Trẻ 9 tháng tuổi
Trẻ 9 tháng tuổi sẽ phải trải qua một thời kỳ khá nhiều xáo trộn khiến cha mẹ có phần mệt mỏi. Bé sẽ bám mẹ nhiều hơn, quấy khóc bất chợt mà không rõ lý do, thường ném, đập các đồ vật mình có được trong tay. Hơn nữa, hệ vận động đã cứng cáp hơn nên một số bé có thể sẽ vịn vách hoặc một điểm tựa nào đó để tự đứng lên – một dấu hiệu cho thấy bé sắp biết đi.
1.10 Trẻ 10 tháng tuổi
Đây là thời kì mà trẻ đã có thể tự lấy những đồ vật yêu thích tầm tay, khả năng leo trèo của các bạn nhỏ rất tốt. Vì vậy cần chú ý để những vật nguy hiểm ra khỏi tầm tay trẻ. Đặc biệt, những tính cách riêng biệt của bé phần nào sẽ được hình thành trong giai đoạn này, có thể là nhút nhát, e dè hoặc mạnh dạn và ít ngại ngùng.
1.11 Trẻ 11 tháng tuổi
Lúc này mẹ sẽ thấy bé dài người hơn và không còn mũm mĩm như ngày mới sinh, cân nặng của trẻ không quá thay đổi. Trẻ 11 tháng tuổi lắng nghe và có thể hiểu được khi ai đó gọi tên hoặc đưa ra yêu cầu, con cũng bắt đầu nói, biểu đạt được nhiều từ.
1.12 Trẻ 12 tháng tuổi
Bước sang tháng thứ 12, trẻ tròn 1 tuổi và đây là giai đoạn mà các chức năng của não bộ đã hoàn chỉnh gần 80%, khả năng tập trung sẽ tăng cao hơn. Con có thể tự đi mà không cần đến quá nhiều sự giúp đỡ, vận động luôn chân luôn tay. Để việc di chuyển dễ dàng hơn, mẹ có thể cân nhắc chọn cho con loại bỉm Suitsky êm – mềm – mỏng, hạn chế việc con bị
Trẻ 12 tháng tuổi sẽ ngủ ít hơn, có nhiều giấc ngắn kéo dài 20 – 30 phút, một giấc ngủ trưa dài từ 2 đến 3 tiếng.
KẾT:
Không thể phủ nhận hành trình năm đầu tiên là năm có thể nhìn thấy sự thay đổi của trẻ theo từng ngày. Con có sự phát triển nhanh chóng từ não bộ, tới các giác quan, nhận thức cũng như khả năng vận động. Suitsky trân trọng hành trình được đồng hành cùng các mẹ nuôi dưỡng bé yêu lớn khôn. Với những tính năng vượt trội, bỉm Suitsky đã được hàng chục triệu mẹ Trung tin tưởng sử dụng mỗi năm. Sản phẩm nay đã được phân phối chính thức và độc quyền bởi Suitsky Việt Nam.